Chào mừng ngày Giải phóng Miền Nam và Quốc Tế Lao Động 30/4-1/5, nhằm tri ân khách…
CHÀO MỪNG ĐẠI LỄ - ƯU ĐÃI CỰC MÊ Chào mừng Ngày Giải Phóng Miền Nam 30/4 và Ngày…
Làng Du Lịch Ông Đề triển khai “Khu tham quan Bánh Dân Gian và Trái Cây Nam Bộ”-…

Ngày cập nhật 14/08/2023

KÊNH XÁNG XÀ NO

Trung tâm Xúc Tiến Thương Mại - Du lịch Huyện Phong Điền >> Huyện Phong Điền

Cái Răng, Ba Láng, Vàm Xáng, Xà No

Anh có thương em thì mua một chiếc đò, để em qua lại thăm dò ý anh

            Kinh Xà No được đào từ năm 1901 đến tháng 7/1903 thì hoàn tất. Kinh Xà No nối sông Cần Thơ (vàm xáng Xà No) với rạch Cái tư (vàm xáng Hỏa Lựu) là nhánh của sông Cái Lớn (Rạch giá) đổ ra Vịnh Xiêm La.

Công ty Montvenoux của Pháp trúng thầu ở Paris với giá 3 cắc rưỡi một thước khối tức 35xu/m3. Công ty điều đến đây 4 chiếc xáng hơi nước mang tên Loire, Nantess, Mỹ Tho 1, Mỹ Tho 2. Mỗi chiếc mạnh đến 350 mã lực. Đây là phương tiện đào kinh hiện đại nhất phương Tây thời đó với giàn gàu sắt chạy vòng tròn như xa đạp nước, mỗi gàu múc được 375 lít, thổi bùn ra xa đến 60m. Pháp huy động cả ngàn dân phu để dọn cây cối và vận chuyển củi làm chất đốt cho lò hơi của máy chạy xa gàu. Phí tốn đào kinh là 3680.000 quan Pháp(1).

             Kinh Xà No là một con kinh lớn, ngang mặt trên là 60m, mặt đáy là 40m, sâu 9m, chiều dài tính từ Vàm Xáng đến Vị Thanh là 34km, đến nơi giáp với bức rạch Xà No cả một khúc cong queo khá dài khoảng gần 2km từ Xà No cạn bây giờ đến Vàm Xà No Mương củi, Xà No lò đường bên Nhơn Nghĩa. Kinh Xà No ăn xuyên qua một vùng đất từ lâu còn bỏ hoang vì ngập nước, ứ phèn. Kinh đem nước bạc từ sông Hậu đến xổ phèn thoát úng lại đem phù sa đến bồi lắp thêm.

            Thành quả về phát triển nông nghiệp theo kinh xáng Xà No, đã mở ra một hướng phát triển về văn minh cơ giới, mà nhà Nam Bộ học Sơn Nam gọi là “văn minh kinh xáng”. Kinh xáng Xà No ra đời, cho thấy sự phát triển mạnh mẽ của nền nông nghiệp Cần Thơ - Phong Điền(2).

            Với những điều kiện tự nhiên là hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt rất phù hợp cho sản xuất nông nghiệp, trên địa bàn huyện có rất nhiều khu điểm, du lịch và các di tích lịch sử, văn hóa được xếp hạng. Đây là điểm được xem là lợi thế của huyện Phong Điền để khai thác loại hình du lịch đường sông dọc tuyến kênh xáng Xà No là rất lớn./.

Bài và ảnh: Hương - TTXTTM-DL&QLDT

(1)Biên khảo lịch sử Phong Điền - Cần Thơ (2007).

(2) Nhâm Hùng (Biên soạn) (2013), Phong Điền địa linh nhân kiệt, Nxb Trẻ, tr49-50.