Chào mừng ngày Giải phóng Miền Nam và Quốc Tế Lao Động 30/4-1/5, nhằm tri ân khách…
CHÀO MỪNG ĐẠI LỄ - ƯU ĐÃI CỰC MÊ Chào mừng Ngày Giải Phóng Miền Nam 30/4 và Ngày…
Làng Du Lịch Ông Đề triển khai “Khu tham quan Bánh Dân Gian và Trái Cây Nam Bộ”-…

Ngày cập nhật 26/02/2021

Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam – Điểm du lịch văn hóa tâm linh lớn nhất nhì Tây Nam Bộ

Trung tâm Xúc Tiến Thương Mại - Du lịch Huyện Phong Điền >> Du lịch tâm linh

Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam là một trong những công trình Phật giáo lớn nhất nhì ở Tây Nam Bộ. Thiền viện được khởi dựng từ tháng 7 năm 2013 và chính thức được khánh thành vào ngày 17 tháng 5 năm 2014 tại huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ.

Ngôi thiền viện có tổng diện tích lên đến 38.016 m vuông. Khuôn viên được bài chí hài hòa giữa các khu nhà điện với các khu vườn cây xanh.

Khuôn viên rộng lớn với nhiều hạng mục  (Ảnh: ST)

Cổng tam quan cao rộng xây theo lối gác mái cong đầu đao lợp bằng ngói đỏ. Chính giữa tam quan gắn bức hoành phi đề tên thiền viện bằng chữ quốc ngữ hai bên có hai vị tướng uy nghiêm đứng canh giữ. Họ chính là Vi Đà Hộ Pháp và Tiêu Diện Đại Sĩ tượng trưng cho thiện và ác. Qua cổng bước vào trong là khoảng sân lát gạch đỏ tươi, bên tả bên hữu mỗi bên có một ngôi lầu nhỏ 2 tầng 8 mái nằm giữa ao sen. Từ đường chính muốn ra lầu phải đi lên một chiếc cầu nhỏ, xung quanh xây một lỗi đi mòn hình tròn bao lấy ao nước.

Cổng tam quan (Ảnh: ST)

Đi vào sân nhìn lên chính điện uy nghi trong không gian thanh tĩnh yên bình. Tòa chính điện nằm chính giữa khuôn viên khu thiền viện gồm 2 tầng 8 mái chạy dài. Mái chùa là dạng kiến trúc điển hình mô phỏng đời sống nông nghiệp của người dân Việt Nam. Mái chùa cong cong hình mũi thuyền đương đầu với sóng gió, từ trên cao thu hẹp lại, phía dưới lan rộng ra tạo thế vững chắc còn gọi là “thượng thu hạ thách”.

Chính điện (Ảnh: ST)

Lầu chuông (Ảnh: ST)

 

Nhà thủy tạ (Ảnh: ST)

Cùng với hơn 58 cơ sở Phật giáo lớn nhỏ trên cả nước thuộc phái thiền viện Trúc Lâm thì thiền viện Trúc Lâm Phương Nam như một đại diện chính thống ở Tây Nam Bộ. Có ý nghĩa sâu sắc gắn kết cộng đồng Phật giáo khắp mọi miền.

Đến thăm thiền viện Trúc Lâm Phương Nam là tìm về với không gian của cõi tĩnh, tâm hồn được gột sạch mọi bụi bặm của trần thế. Ở đây bạn sẽ được học về những triết lý sống đơn giản nhất từ nhà Phật mà vô cùng sâu sắc. Bước vào thiền viện có cảm giác như bước vào một thế giới khác, nơi mà mọi thứ xô bồ không tồn tại, chỉ có những tấm lòng thanh khiết hướng về cửa Phật.

Không gian bố cục hài hòa (Ảnh: ST)

Trong khuôn viên thiền viện trồng nhiều cây xanh  (Ảnh: ST)

 

Dọc hai dãy hành lang cũng trưng bày rất nhiều bức tượng bằng đá hoa cương, mỗi bức tượng như một mảng kiến trúc nghệ thuật đặc sắc.

Hành lang đặt tượng các vị la hán tạc bằng đá hoa cương (Ảnh: ST)

Từ hành lang tiến vào bên trong các gian điện thờ bạn sẽ bị choáng ngợp bởi các khối tượng khổng lồ vô cùng ấn tượng. Bức tượng Phật Thích Ca đúc bằng đồng nặng tới 3,5 tấn, đi vòng qua phía sau bạn sẽ được chiêm ngưỡng các bức tượng không kém phần lộng lẫy như: Tượng Đạt Ma sư tổ, các pho tượng của Trúc Lâm Tam Tổ (Phật hoàng Trần Nhân Tông, thiền sư Huyền Quang, thiền sư Pháp Loa).

Các bức tượng thờ được tạo tác từ bàn tay của những nghệ nhân nổi tiếng trong nghề, mỗi bức tượng đều toát lên vẻ thần thái riêng. Chiêm ngưỡng những tuyệt tác ấy người xem không khỏi thán phục bàn tay tài hoa của những nghệ nhân. Nhìn vào đó ta có thể cảm nhận được sự công phu, tỉ mỉ đến từng chi tiết phác lên cái hồn của mỗi vị Phật.

Không gian cây xanh trong thiền viện chiếm hơn một nửa diện tích của khuôn viên, vì vậy không khí rất trong lành thoáng mát. Đi tham quan trong thiền viện bạn sẽ có cảm giác nhẹ nhành thư thái gần gũi vơi thiên nhiên.

Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam ra đời rất được người dân địa phương hưởng ứng và ủng hộ. Người dân Nam bộ có thêm một địa điểm lớn để sinh hoạt văn hóa tâm linh.

Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam tuy mới được thành lập nhưng nơi đây có rất nhiều công trình kiến trúc độc đáo đáng để bạn cất công một lần đến ngoạn cảnh chiêm bái. Hàng tháng vào các dịp mùng Một, Rằm người dân địa phương sắm sửa lễ mọn thành lính dâng lên đức Phật cầu bình an, sức khỏe, công việc làm ăn thuận lợi. Đặc biệt nhiều người đến đây chủ yếu là muốn được chìm đắm trong không gian thanh tịnh cảm nhận sự thuần khiết.

Người dân đi lễ chùa 

Nguồn https://www.vntrip.vn